00:00 14/05/2024
Tới dự và chỉ đạo Hội thảo có Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia; Đại diện Lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành và các chuyên gia an ninh mạng đến từ nhiều tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban; cùng một số lãnh đạo các cơ quan, đơn vị.Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội thảo, Thượng tướng Lương Tam Quang cho biết: “Mục tiêu cao nhất của Hội thảo là làm rõ tầm nhìn chiến lược, tổng thể, toàn diện về pháp lý, giải pháp, trách nhiệm của từng cơ quan tổ chức, doanh nghiệp có liên quan; tạo cơ sở tham mưu với Đảng, Nhà nước; định hướng phối hợp hành động giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu tối đa lừa đảo trên không gian mạng, bảo đảm cao nhất an ninh con người, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.
Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo được chia thành 2 phiên chính: Phiên toàn thể với chủ đề "Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng" và Phiên chuyên đề cung cấp các các giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng.Tại phiên toàn thể có 5 tham luận được báo cáo, bao gồm: Xây dựng thế trận toàn dân phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng; Vai trò của ngành ngân hàng trong phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng; Vai trò của nhà mạng trong đấu tranh phòng chống lừa đảo; Định danh người dùng, tăng cường quản lý, rà soát thông tin trên không gian mạng và Phần mềm chống lừa đảo cho người dân.Trong khi đó, nội dung phiên chuyên đề với 8 tham luận và nhiều tọa đàm đã bàn về các giải pháp kĩ thuật phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng được các chuyên gia đến từ các tổ chức và doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong nước trình bày và chia sẻ.Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại nghiêm trọngTại Việt Nam trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.Theo thống kê, trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.Hoạt động lợi dụng không gian mạng để tiến hành phạm tội, nổi bật là lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% tổng số tội phạm mạng) gia tăng cả về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi; triệt để lợi dụng công nghệ mới, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI). Riêng năm 2023, thiệt hại là 1.026 tỷ USD, tương đương 1,05% GDP toàn cầu.Với thực trang này, cho thấy mức độ nguy hiểm mà các hoạt động lừa đảo mang lại và sự cấp bách về các biện pháp phòng ngừa trước những thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi của tội phạm mạng.Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dânTại Hội thảo, Ban Nghiên cứu, Tư vấn, Phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia giới thiệu phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân. Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh, được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS. Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng.Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Ban Nghiên cứu, Tư vấn, Phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, Giám đốc công nghệ Công ty An ninh mạng NCS, kiến trúc sư trưởng của phần mềm cho biết: “Nghiên cứu kỹ 24 hình thức lừa đảo cũng như các tổ hợp biến thể mà các đối tượng đã sử dụng, chúng tôi xác định 05 điểm chốt chặn quan trọng có thể giúp người dân phòng chống lừa đảo. Phần mềm sẽ phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website (link), kiểm tra số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR”.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Ban Nghiên cứu, Tư vấn, Phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, Giám đốc công nghệ Công ty An ninh mạng NCS phát biểu tại Hội thảo
Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Thông qua phần mềm, có thể giúp ngăn chặn và xử lý các vấn đề như: Kiểm tra số điện thoại giúp người dùng ngăn chặn các số lừa đảo có trong cơ sở dữ liệu; Chủ động chặn các số không muốn liên lạc; Phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc trang giả mạo; Hỗ trợ người dùng quét các mã QR trước khi giao dịch, giúp phát hiện ra các mã QR có dấu hiệu lừa đảo;…Dự kiến, phần mềm chống lừa đảo sẽ mở thử nghiệm diện hẹp (phiên bản Beta) trong tháng 06/2024 và chính thức ra mắt vào tháng 07/2024. Người dùng có thể theo dõi, cập nhất các thông tin mới nhất về Phần mềm phòng chống lừa đảo trên website chính thức của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tại đây.
thudna
Chuyển đổi số ngành tư pháp: Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyển toàn quốc về chuyển đổi số
Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam
Trẻ em và mối hiểm họa khi tiếp xúc sớm với Chatbot AI
Ý nghĩa của các cuộc thi về chuyển đổi số
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế, khu vực