10:00 11/11/2024
Sự kiện được tổ chức tại tỉnh Bình Dương vào ngày 13 và 14/11/2024, được kỳ vọng sẽ lan tỏa mạnh mẽ thông điệp mang giá trị tri thức cho chính quyền, doanh nghiệp.
Đây là sự kiện thường niên, nhằm mục đích cùng các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và các chuyên gia đầu ngành tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Với chủ đề xuyên suốt: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động", Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II hướng tới đẩy mạnh sáng tạo các ứng dụng số Việt Nam và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu số để góp phần giải quyết bài toán về nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế số của Việt Nam.
Nội dung các tham luận tại Diễn đàn: Chuyển đổi số các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực để tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quản trị hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới và nâng cao năng suất lao động, tập trung vào 5 nhóm ngành, lĩnh vực: Thương mại, nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch và logistics; thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số, đẩy mạnh chuyển đổi số các doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ, kích thích tiêu dùng thương mại điện tử, đặc biệt đối với những sản phẩm có chất lượng, sản xuất tại Việt Nam.
Theo kế hoạch, Diễn đàn gồm 1 Phiên Toàn thể dự kiến do lãnh đạo Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì quy mô khoảng 500 đại biểu tham dự; 3 Hội thảo chuyên đề với quy mô mỗi phiên khoảng 150 đại biểu.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Diễn đàn, sẽ có hoạt động triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế số và xã hội số trong các lĩnh vực như: Sản xuất, thương mại điện tử, ngân hàng, dịch vụ, tài chính, an toàn, an ninh mạng.
Phiên toàn thể: Khai mạc và các hoạt động thảo luận về chủ đề "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động".
Các phiên chuyên đề: Phiên chuyên đề 1: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Phiên chuyên đề 2: Ứng dụng công nghệ số - lực đẩy cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Phiên chuyên đề 3: Sáng tạo số, AI và dịch vụ.
Đối với tỉnh Bình Dương, vừa qua Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương tổ chức Lễ công bố các nền tảng chuyển đổi số.
Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Bình Dương đã công bố các nền tảng chuyển đổi số gồm: Hệ thống phòng họp không giấy tập trung của tỉnh; Hệ thống định danh, xác thực điện tử (SSO) và Trung tâm/Bộ phận xử lý tin giả; Hệ thống an toàn thông tin theo cấp độ.
Lãnh đạo Ban, Ngành tỉnh Bình Dương thực hiện nghi thức bấm nút công bố các nền tảng chuyển đổi số.
Theo đó, Hệ thống phòng họp không giấy tập trung của tỉnh Bình Dương đã giúp giảm thiểu văn bản hành chính, đẩy nhanh hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định kịp thời và chính xác. Hệ thống đã được triển khai tại một số cơ quan, đơn vị như: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND TP. Tân Uyên, UBND huyện Dầu Tiếng mang lại hiệu quả rõ rệt. Dự kiến trong thời gian tới, sẽ tiếp tục mở rộng triển khai đến các cơ quan, đơn vị còn lại.
Hệ thống định danh, xác thực điện tử (SSO) giúp bảo vệ danh tính, tài khoản, dữ liệu người dùng trên các hệ thống chuyên ngành. Đây là giải pháp toàn diện cho nhu cầu định danh và xác thực trong thời đại số hóa. Hệ thống này giúp phát triển các dịch vụ trực tuyến, phục vụ Chính quyền điện tử.
Hệ thống an toàn thông tin theo cấp độ sẽ bảo vệ các hệ thống thông tin phù hợp với rủi ro an ninh mạng và vai trò của hệ thống trong hoạt động của tổ chức, ngăn chặn và giảm thiểu các sự cố bảo mật. Việc xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ đảm bảo an toàn thông tin là yêu cầu quan trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bộ phận xử lý tin giả sẽ tiếp nhận phản ánh tin giả, phân loại, xác minh và công bố tin giả, phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn cách nhận biết và phòng tránh tin giả. Đây là bộ phận đầu mối tiếp nhận phản ánh từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua Hệ thống 1022.
Theo ông Nguyễn Hữu Yên – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương, tỉnh công bố các nền tảng số là dịp để nhìn lại những kết quả đã đạt được và hướng tới những mục tiêu cao hơn trong tương lai. Hiện nay, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý và điều hành giúp nâng cao hiệu quả công việc và tạo ra những giá trị mới, thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh. Do đó, với sự quyết tâm và nỗ lực của tất cả các cơ quan, đơn vị, Bình Dương sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc chuyển đổi số và ngày càng phát triển mạnh mẽ, bền vững.
thudna
Chuyển đổi số ngành tư pháp: Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyển toàn quốc về chuyển đổi số
Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam
Trẻ em và mối hiểm họa khi tiếp xúc sớm với Chatbot AI
Ý nghĩa của các cuộc thi về chuyển đổi số
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế, khu vực