09:56 25/11/2024
Từ đầu năm học mới này, ngày nào con gái tự đạp xe đi học là chị Nguyễn Minh Thư (ở ngõ 537 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) không khỏi nơm nớp lo lắng.Phản ánh trực tiếp, trả lời trực tiếpTuyến đường từ nhà chị Thư đến trường học phải đi qua nút giao Cổ Linh với ngõ 541 Bát Khối. Trước đây, ngã tư này có lắp đặt đèn tín hiệu, nhưng từ cuối tháng 6/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm đóng nút giao bằng trụ bê-tông; tổ chức mở hai điểm quay đầu trên đường Cổ Linh. Việc điều chỉnh này giúp lưu thông trên trục đường Cổ Linh-cao tốc 5B giảm bớt ùn tắc, tuy nhiên, lại gây khó khăn cho người dân sinh sống hai bên đường, nhất là với học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Thạch Bàn, hằng ngày phải đi qua nút giao này. Chị Thư chia sẻ: “Đây là đoạn đường có lưu lượng xe lớn, nhiều ô-tô đi tốc độ cao, người lớn muốn sang đường để quay đầu xe còn khó khăn, nói gì đến học sinh”.Cùng chung tâm tư này, nhiều người dân ở đây đã gửi ý kiến phản ánh thông qua chức năng “Phản ánh hiện trường” trên ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”, kiến nghị ngành Giao thông vận tải Hà Nội có phương án giải quyết. Thông tin này đã được Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) tiếp nhận và trả lời. Sở đã kiểm tra, đánh giá và mới đây, đã mở lại ngã tư, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông để thuận tiện cho người dân qua lại. Việc điều chỉnh kịp thời này đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.Chỉ sau bốn tháng vận hành chính thức, người dân đã gửi gần 23.400 phản ánh, ý kiến trên ứng dụng iHanoi với mong mỏi được chính quyền thành phố và các ngành chức năng nắm bắt và giải quyết. Trong đó, 83% các phản ánh, kiến nghị đã được các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thay vì loay hoay không biết kiến nghị với ai, hay kiến nghị của mình đang “vòng vèo”, “lạc lối” ở đâu, thì với ứng dụng iHanoi, công dân có thể phản ánh những bức xúc, ý kiến của mình trực tiếp đến cơ quan chức năng và được giải quyết nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách giữa người dân và chính quyền.Thành phố Hà Nội đã yêu cầu, đốc thúc các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh giải quyết những phản ánh, kiến nghị phục vụ người dân, tổ chức trên ứng dụng iHanoi; không để tình trạng chậm, muộn, quá hạn và bảo đảm chất lượng giải quyết để nhận được sự đánh giá hài lòng của người dân. Tính đến ngày 23/10/2024, tổng số người dùng đăng ký tài khoản ứng dụng iHanoi đã đạt 1.012.206 tài khoản; khoảng 9 triệu lượt người dân đã truy cập khai thác, sử dụng. Thành phố yêu cầu, giai đoạn 2025-2026 sẽ tiếp tục phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” với mục tiêu 100% các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả nhanh chóng, kịp thời…Thực hiện Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ, thành phố Hà Nội hiện là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công. Trung tâm vận hành trên cơ sở Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống nền tảng dùng chung. Tại trung tâm, toàn bộ quá trình tiếp nhận, số hóa, luân chuyển, giải quyết, trả kết quả, trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cá nhân liên quan được công khai, minh bạch, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, rõ thời gian và thực hiện hoàn toàn trên môi trường số. Trung tâm bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính phi địa giới hành chính; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5 km, hỗ trợ thủ tục hành chính 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút mỗi hồ sơ.Theo Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang, Trung tâm sẽ nỗ lực nghiên cứu thí điểm thực hiện việc tiếp nhận thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành từ ngày 1/2/2025. Mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%, trong đó 100% số hồ sơ thủ tục hành chính được công khai, minh bạch quá trình tiếp nhận, giải quyết để tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, giám sát, đánh giá.Chính quyền số với tinh thần phục vụTheo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, để xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Về cơ chế, chính sách, thành phố đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, trong đó có các cơ chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Đồng thời, cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định mức thu bằng “không”, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.Thành phố tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số, các hệ thống nền tảng quan trọng, các ứng dụng công nghệ số như: Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo số, ký số toàn hệ thống ba cấp của thành phố; Xây dựng phòng họp thông minh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai đồng bộ toàn thành phố. Hà Nội đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 1.191 thủ tục hành chính trong tổng số 1.885 thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn. Việc đẩy mạnh tái cấu trúc thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa quy trình, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo phương châm “Một việc một lần làm; hồ sơ nộp một lần”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Để công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử được triển khai rộng rãi, thành phố Hà Nội huy động các cơ quan, đoàn thể và nhân dân cùng chung tay vào cuộc. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, hiện nay, trên địa bàn có gần 5.000 Tổ chuyển đổi số cộng đồng với hơn 30.000 thành viên đóng vai trò chính trong việc phổ cập công nghệ số, kỹ năng số tới từng người dân. 100% các Tổ chuyển đổi số cộng đồng này đã ra quân triển khai chiến dịch tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng cơ bản cho người dân (dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, VNeID…), hướng dẫn các kỹ năng an toàn thông tin cơ bản...Kết quả chuyển đổi số của Hà Nội bước đầu được ghi nhận. Theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023, Hà Nội đứng thứ nhất về chỉ số Quản trị điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của thành phố Hà Nội cũng còn hạn chế về cơ chế, chính sách, cũng như việc vận hành hệ thống kỹ thuật. Đơn cử, Cổng dịch vụ công thành phố có lúc vận hành chưa ổn định, gây khó khăn cho các đơn vị, người dân trong việc thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.Nguồn lực dành cho công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, mặc dù các cơ quan, đơn vị đều nỗ lực, tích cực trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số, tuy nhiên, quy trình đầu tư có nhiều thay đổi dẫn đến các nhiệm vụ, hạng mục chưa bảo đảm tiến độ. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số của các đơn vị còn quá mỏng, khối lượng công việc nhiều cho nên công tác tham mưu và tổ chức triển khai còn gặp khó khăn, khó bảo đảm yêu cầu tiến độ…Ngày 30/12/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới”. Kiên định mục tiêu này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, thành phố sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp, phấn đấu đạt nhiều kết quả nổi bật hơn nữa trong cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06… xây dựng Thủ đô phát triển văn hiến, văn minh, hiện đại, xanh và thông minh, trở thành thành phố kết nối toàn cầu.
thunga
Chuyển đổi số ngành tư pháp: Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyển toàn quốc về chuyển đổi số
Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam
Trẻ em và mối hiểm họa khi tiếp xúc sớm với Chatbot AI
Ý nghĩa của các cuộc thi về chuyển đổi số
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế, khu vực