18:12 11/01/2024
Bà Đoàn Thị Hồng Nhung, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: “Ngành Tư pháp xác định việc chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược, lâu dài, hướng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Từ tháng 7-2022 đến nay, Sở Tư pháp đẩy mạnh triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính và nâng cấp Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công chứng, chứng thực”. Quy trình thực hiện dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, đem lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Đây là bước tiến lớn trong quá trình tiến tới xã hội số, nền kinh tế số, đẩy mạnh giao dịch điện tử nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử.Thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Sở Tư pháp phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh, UBND các cấp thực hiện các giải pháp để vận động người dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Tiến hành tạo 529 tài khoản trên Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử cho người có thẩm quyền ký giấy tờ hộ tịch (Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã), cán bộ tư pháp-hộ tịch và cán bộ văn thư của 126 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho Trưởng/Phó Phòng Tư pháp cấp huyện; Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp xã, 100% cán bộ tư pháp-hộ tịch cấp xã về thực hiện quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính và việc tạo lập, ký số, ban hành bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử. Để khuyến khích, động viên cán bộ trực tiếp làm công tác chứng thực điện tử, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày 12-4-2023 quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, theo đó, hỗ trợ 20.000 đồng/lần cho công chức tư pháp trực tiếp tạo lập tài khoản cho công dân bằng số định danh cá nhân khi thực hiện chứng thực điện tử. Tính đến hết tháng 11-2023, toàn tỉnh đã thực hiện hơn 90.000 bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính.
Chị Lê Thị Quỳnh, công chức tư pháp xã Yên Trung, huyện Yên Phong chia sẻ: “Mỗi ngày bộ phận 1 cửa liên thông xã tiếp nhận khoảng 100 thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp. Mỗi khi công dân đến làm thủ tục hành chính, chúng tôi tuyên truyền, giải thích về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của chứng thực bản sao điện tử. Chứng thực bản sao điện tử được ký số và đóng dấu bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác và có thể sử dụng lại nhiều lần. Nhờ vậy, đã giúp người dân nâng cao hiểu biết và đồng thuận khi chứng thực bản sao điện tử từ bản chính”.Hiện nay, Sở Tư pháp tiếp tục duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch từ tỉnh đến cơ sở; phần mềm cấp phiếu lý lịch tư pháp, phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực các hợp đồng giao dịch, phần mềm quản lý hồ sơ công việc, sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi công việc. Sở bố trí 3 công chức thường xuyên làm việc tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, hướng dẫn, tiếp nhận yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của công dân trong lĩnh vực tư pháp theo cơ chế “5 tại chỗ” đối với 6 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.Công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp đảm bảo đúng quy trình, thủ tục và được giải quyết chỉ trong 7 ngày làm việc. Từ 1-1 đến 31-10-2023, Sở tiếp nhận 14.777 yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; tiến hành cấp 14.476 phiếu lý lịch tư pháp (tăng 5255 phiếu so với cùng kỳ năm 2022), trong đó đúng hạn và trước hạn là 14.079 phiếu (97,3%), quá hạn 397 phiếu (2,7%). Số phiếu cấp quá hạn là do có thông tin về án tích, phải xác minh và chậm nhận được kết quả tra cứu từ Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia.Thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục đổi mới chất lượng công tác tư pháp, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, góp phần triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ.
TN
Chuyển đổi số ngành tư pháp: Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyển toàn quốc về chuyển đổi số
Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam
Trẻ em và mối hiểm họa khi tiếp xúc sớm với Chatbot AI
Ý nghĩa của các cuộc thi về chuyển đổi số
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế, khu vực