00:00 21/10/2024
Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội mới ký ban hành Kế hoạch Triển khai tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính (TTHC), hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2024-2025.
Kế hoạch nêu rõ, hiện nay, Hà Nội đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 1.191/1.885 TTHC thực hiện trên địa bàn, bao gồm 318 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 872 dịch vụ công trực tuyến một phần. Trong đó, đã tích hợp 165 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 727 dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến như: Nhiều dịch vụ công trực tuyến mặc dù có đối tượng thực hiện, tần suất lớn, tuy nhiên, số lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh thấp hoặc cán bộ, công chức vẫn phải hỗ trợ, làm thay người dân; Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa còn hạn chế; Tỷ lệ thanh toán trực tuyến chưa đáp ứng mục tiêu của Chính phủ; Việc phê duyệt phương án tái cấu trúc TTHC chưa đạt được kết quả cao....
Từ đó, Chủ tịch UBND TP nêu rõ mục đích, đẩy mạnh tái cấu trúc TTHC nhằm đơn giản hóa quy trình, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo phương châm “Một việc một lần làm; hồ sơ nộp một lần”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến giai đoạn năm 2024-2025; Xác định cụ thể lộ trình, nội dung, tiến độ thời gian, cơ quan thực hiện và cách thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan tái cấu trúc quy trình TTHC, phối hợp hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội...
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện các mục tiêu cụ thể như: Tập trung tái cấu trúc 100% các TTHC thiết yếu (có hồ sơ phát sinh trên 500 hồ sơ/năm) được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của thành phố và tích hợp, cung cấp các dịch vụ công này trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Mục tiêu của việc tái cấu trúc TTHC nhằm: Giảm đi lại, tiếp xúc trực tiếp của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; Giảm hồ sơ, giấy tờ cần cung cấp của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC; Giảm các bước phải xử lý trực tiếp hoặc thủ công của cơ quan, đơn vị trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC.
UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị phải xây dựng và phát triển Kho dữ liệu dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để lưu giữ thông tin, dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch hành chính của tổ chức, cá nhân đó khi thực hiện dịch vụ công; cho phép mỗi người dân có thể chủ động đưa các giấy tờ đã được số hóa của mình lên Kho dữ liệu điện tử; Nghiên cứu các giải pháp nhằm khai thác khả năng kết nối, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu số hóa để tái sử dụng phục vụ công việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; Triển khai các ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động và các tính năng khác để thuận tiện cho công dân, tổ chức khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển tính năng tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ, gắn mã QR cho kết quả TTHC…).
thudna
Chuyển đổi số ngành tư pháp: Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyển toàn quốc về chuyển đổi số
Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam
Trẻ em và mối hiểm họa khi tiếp xúc sớm với Chatbot AI
Ý nghĩa của các cuộc thi về chuyển đổi số
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế, khu vực