Sign In

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Ngày 08 tháng 3 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Mục đích của Kế hoạch là triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên địa bàn Tỉnh; Hình thành Mạng lưới chuyển đổi số rộng khắp từ cấp tỉnh đến cơ sở; Sử dụng thống nhất, có hiệu quả các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng quản lý nhà nước về chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai.
Kế hoạch đặt ra yêu cầu là các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định và phân công tại Kế hoạch này; trong quá trình triển khai thực hiện, cần tăng cường công tác phối hợp, lồng ghép các nội dung nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đảm bảo gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số của Tỉnh; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên nguyên tắc không làm tăng biên chế cán bộ, công chức; không làm tăng tổ chức, bộ máy của cơ quan nhà nước.Phát triển kinh tế số ở Việt Nam: Cơ hội, và thách thức ...
Song song đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 100% đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc UBND tỉnh được kiện toàn tổ chức bộ máy để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số; 100% đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc UBND tỉnh được tăng cường bố trí biên chế từ nguồn biên chế được giao của cơ quan đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số; 100% các các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã chú trọng bố trí bộ phận hoặc đầu mối đảm bảo về chuyên môn thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị; 100% các tổ chức, cá nhân trong Mạng lưới chuyển đổi số được tiếp cận và sử dụng các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Định hướng đến năm 2030: Mạng lưới chuyển đổi số được hình thành, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số của Tỉnh và quốc gia; 100% đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số từ Tỉnh đến cơ sở hàng năm được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng nhiệm vụ chuyển đổi số, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, Kế hoạch đề ra 07 nhóm nhiệm vụ cần tập trung thực hiện như:
(1) Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông; Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, thành phố theo quy định pháp luật;
(2) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên địa bàn Tỉnh;
(3) Triển khai các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số;
(4) Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính và chuyển đổi số Tỉnh;
(5) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số;
(6) Thiết lập và đẩy mạnh hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số trên địa bàn Tỉnh;
(7) Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của Đề án, của Mạng lưới chuyển đổi số.
Để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành tỉnh và địa phương trong việc chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch./.

thudna

Tag: haugiang