13:25 24/03/2025
Chiến lược quản lý tài sản số của Nga được chia làm hai giai đoạn chính: (1) Giai đoạn trước năm 2023: Chính phủ Liên Bang Nga ban hành Luật liên bang số N 259-FZ ngày 31/7/2020 "Về tài sản tài chính kỹ thuật số, tiền kỹ thuật số và sửa đổi một số đạo luật lập pháp của Liên bang Nga". Luật này ra đời giúp định hình chính sách quản lý, sử dụng tài sản số trong xã hội Nga; (2) Giai đoạn từ 2023 đến nay: Chính phủ Nga đã liên tiếp điều chỉnh các luật liên quan để phù hợp với giai đoạn phát triển mới, nhất là sau khi bị các nước phương Tây thực hiện hàng loạt các lệnh cấm vận về kinh tế, giúp Nga giảm phụ thuộc vào hệ thống tài chính truyền thống (SWIFT), tận dụng công nghệ để củng cố vị trí kinh tế. Giai đoạn này phản ánh sự chuyển đổi đáng kể trong cách tiếp cận của Nga đối với tài sản số, bao gồm đồng rúp kỹ thuật số (do ngân hàng trung ương Nga phát hành, quản lý) và tiền mã hóa (cryptocurrency). Dưới đây là một số điểm mới cần lưu ý:Tích hợp tài sản số vào thanh toán quốc tếTrong phiên bản mới cập nhật của Luật "Về tài sản tài chính kỹ thuật số, tiền kỹ thuật số và sửa đổi một số đạo luật lập pháp của Liên bang Nga", Nga đã cập nhật chính sách cho phép sử dụng tài sản tài chính kỹ thuật số (Digital Financial Assets - DFAs) và tiền mã hóa trong thanh toán thương mại quốc tế và thanh toán xuyên biên giới. Những thay đổi này được Tổng thống Vladimir Putin ký vào tháng 3/2024. Trong đó, các doanh nghiệp Nga được phép thử nghiệm thanh toán bằng tiền mã hóa từ tháng 9/2024, với sự giám sát của Ngân hàng Trung ương Nga đồng thời cho phép loại bỏ yêu cầu công bố thông tin về chủ sở hữu thụ hưởng của các tài sản này trong một số trường hợp để giảm thiểu rủi ro nằm trong kiểm soát của các lệnh trừng phạt. Chính sách này nhằm mục tiêu vượt qua các hạn chế từ trừng phạt bằng cách tạo kênh thanh toán thay thế, giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và các hệ thống ngân hàng bị giám sát bởi phương Tây; Tăng cường giao thương với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và các nước trong khối BRICS.Phát triển và mở rộng đồng rúp kỹ thuật sốSau giai đoạn thử nghiệm (từ 2023-2024), Nga dự kiến triển khai rộng rãi đồng rúp kỹ thuật số (là đồng tiền được Ngân hàng trung ương Nga phát hành, quản lý) vào năm 2025, đây sẽ là trọng tâm của chiến lược nội địa hóa tài sản số. Theo thống kê không chính thức, tính đến giữa năm 2024 đã có khoảng 30.000 giao dịch được thực hiện. Sự quản lý tập trung của Ngân hàng trung ương Nga giúp cho đồng rúp kỹ thuật số tăng cường tính ổn định, đảm bảo không có sự cạnh tranh từ tiền mã hóa phi tập trung khác trong nội địa Nga. Thực hiện chính sách này giúp Nga tăng cường kiểm soát dòng tiền trong nước, giảm chi phí giao dịch và hiện đại hóa hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, giúp quản lý chặt chẽ hoạt động rửa tiền, kiểm soát lạm phát.Hợp pháp hóa và quản lý khai thác tiền mã hóa (Mining)Luật mới sửa đổi có hiệu lực từ tháng 11/2024 đã đưa hoạt động khai thác tiền mã hóa từ vùng bị cấm sang vùng được quản lý, biến hoạt động này trở thành một ngành kinh tế, được phép đăng ký và chịu sự quản lý của nhà nước Liên bang. Với nguồn năng lượng dồi dào và khả năng về khoa học công nghệ, Nga đã cho phép các công ty khai thác tiền mã hóa đăng ký kinh doanh với chính phủ và tuân thủ quy định quản lý của ngân hàng trung ương Nga. Đồng thời chính phủ Nga quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác không đăng ký. Việc này giúp cho chính phủ Nga gia tăng thêm nguồn thu từ tài sản số và chủ động trong việc dự trữ, cung cấp nguồn tiền mã hóa phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế.Đề xuất chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng nền tảng tài sản số trong khối BRICSTại phiên họp toàn thể hội nghị thường niên lần thứ 21 của “Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ” diễn ra vào ngày 07/11/2024, trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Putin đề xuất xây dựng một nền tảng tài sản số chung trong khối BRICS để thúc đẩy đầu tư vào các thị trường mới nổi (Nam Á, châu Phi, Mỹ Latinh). Đề xuất trên hiện đang trong giai đoạn thảo luận về kỹ thuật và pháp lý giữa các thành viên nòng cốt trong khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Chiến lược này giúp Nga và các nước tham gia tạo ra một hệ sinh thái tài chính độc lập, giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính phương Tây, đồng thời tạo ra vị thế mới cho Nga trong một thế giới đa cực.Tăng cường kiểm soát nhà nướcTrong kỳ điều chính luật liên bang mới đây (tháng 10/2024), ngoài việc duy trì quan điểm và cách tiếp cận theo hướng Chính phủ và ngân hàng trung ương đóng vai trò chủ đạo trong quản lý tài sản số, Luật còn mở rộng quyền kiểm soát của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng khai thác, giao dịch và lưu trữ dữ liệu tài sản số. Cụ thể, sàn giao dịch và các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về báo cáo, cấp phép. Các cơ quan liên bang được trao quyền truy cập vào dữ liệu giao dịch tài sản số mà không cần có lệnh của tòa án. Việc kiểm soát chặt chẽ và mở rộng quyền lực cho các cơ quan liên bang giúp bảo vệ đồng tiền trong nước (bao gồm cả tiền giấy và tiền kỹ thuật số), duy trì ổn định nền tài chính và ngăn chặn các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố.Việc sớm đưa ra chính sách quản lý tài sản tài chính kỹ thuật số, tiền kỹ thuật số đã giúp liên bang tập trung vào lợi ích chiến lược quốc gia, tăng cường khả năng thích nghi với hoàn cảnh bất lợi. Nga ưu tiên kiểm soát tập trung, thử nghiệm có hệ thống và tận dụng tài sản số như công cụ kinh tế trong bối cảnh trừng phạt, cụ thể: Hạn chế tối đa tầm ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây: Chiến lược tận dụng tài sản số để duy trì thanh khoản quốc tế là một bước đi thực dụng, đặc biệt khi các ngân hàng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ bị áp lực từ trừng phạt thứ cấp của Mỹ và phương Tây; Tạo ra một ngành kinh tế mới, đóng góp thiết thực cho nền kinh tế vốn phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng của Nga: Nga có lợi thế về năng lượng giá rẻ, giúp ngành khai thác tiền, tài sản kỹ thuật số trở thành nguồn thu đáng kể; Phá thế cô lập, củng cố vai trò vị thế của Nga trong một thế giới đa cực: Đề xuất nền tảng BRICS thể hiện tham vọng chiến lược dài hạn, củng cố vị thế của Nga trong khối các nước đang phát triển.Bên cạnh những điểm tích cực mang lại, chính sách quản lý tài sản số của Nga vẫn còn một số bất cập, cụ thể: Hạn chế tự do phát triển, sáng tạo trong lĩnh vực tài sản số, tiền mã hóa của khu vực tư nhân: Sự kiểm soát tập trung làm giảm động lực của khu vực tư nhân trong việc phát triển công nghệ blockchain hoặc tiền mã hóa phi tập trung; Chưa giải quyết triệt để vấn đề thuế và việc triển khai thực thi luật: Các quy định thuế cụ thể liên quan đến giao dịch tiền mã hóa, tài sản số và lợi nhuận từ chúng vẫn chưa rõ ràng hoặc chưa được thực thi đồng bộ. Điều này gây khó khăn cho người dùng và doanh nghiệp trong việc tuân thủ chính sách của nhà nước. Đồng thời, năng lực của các cơ quan quản lý còn chưa đáp ứng được các yêu cầu mới đặt ra trong công tác vận hành, giám sát toàn diện; Rủi ro địa chính trị: Chính sách cho phép dùng tiền mã hóa trong thanh toán quốc tế để "lách" trừng phạt có thể cải thiện thanh khoản kinh tế, nhưng cũng khiến Nga dễ bị chỉ trích hoặc đối mặt với áp lực pháp lý từ các quốc gia phương Tây, điều này làm giảm tính bền vững của chiến lược dài hạn.Tóm lại, chiến lược và kinh nghiệm quản lý tài sản số của Nga mang lại nhiều bài học giá trị cho các nước trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi xét đến bối cảnh kinh tế, pháp lý và công nghệ của Việt Nam hiện nay. Dù hai quốc gia có những điểm khác biệt về quy mô kinh tế, mức độ hội nhập quốc tế và áp lực địa chính trị, các bài học từ Nga vẫn có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam, cụ thể: Một là, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý rõ ràng và từng bước hoàn thiện khung pháp lý nói trên cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, xã hội. Hai là, sử dụng mô hình “Regulatory Sandbox” để thử nghiệm các chính sách, sáng kiến về tài sản tài chính kỹ thuật số, tiền kỹ thuật số trong môi trường được kiểm soát để đánh giá tác động và điều chỉnh chính sách trước khi triển khai rộng rãi (Việt Nam đã từng đề xuất thử nghiệm sandbox cho fintech từ năm 2021).Ba là, xây dựng chính sách đưa tài sản số trở thành một thành phần của nền kinh tế (việc khai thác, quản lý, trao đổi, vận hành, thanh toán quốc tế…) để trở thành công cụ chiến lược trong hoàn cảnh khó khăn.Bốn là, duy trì kiểm soát tập trung để đảm bảo tính ổn định của nền tài chính, nhưng linh hoạt trong thay đổi, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với yêu cầu của thị trường để phục vụ tối đa lợi ích quốc gia. Năm là, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và nhân lực đi kèm với tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng khả năng sáng tạo, trình độ nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến tài sản số, tiền kỹ thuật số.Tài liệu tham khảo1. https://nhandan.vn/duma-quoc-gia-nga-thong-qua-du-luat-ve-quy-dinh-khai-thac-tien-ky-thuat-so-post821095.html2. https://kinhtevadubao.vn/xay-dung-co-che-thu-nghiem-co-kiem-soat-doi-voi-hoat-dong-fintech-o-viet-nam-29180.html3. https://base.garant.ru/74451466/#friends4. https://www.garant.ru/products/ipo/prime/doc/74351466/5. https://www.klerk.ru/buh/articles/502800/Minh Anh (Tổng hợp)
tn
Chuyển đổi số ngành tư pháp: Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyển toàn quốc về chuyển đổi số
Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam
Trẻ em và mối hiểm họa khi tiếp xúc sớm với Chatbot AI
Ý nghĩa của các cuộc thi về chuyển đổi số
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế, khu vực