00:00 29/10/2024
Kết quả đạt cao
Với sự chuẩn bị từ trước nên từ đầu năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã triển khai số hóa hồ sơ TTHC tại Trung tâm PVHCC tỉnh sớm hơn quy định 6 tháng. Nơi đây tập trung tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đối với 1.654 TTHC của 21 sở, cơ quan ngành dọc; trong đó hơn 80% thủ tục đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Phục vụ công tác bóc tách dữ liệu, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt 240 TTHC theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, ký số, trả kết quả hồ sơ hoàn toàn trên mạng) với hơn 1,1 nghìn thành phần hồ sơ được thực hiện số hóa.
Người dân giải quyết TTHC tại Trung tâm PVHCC tỉnh.
Kết quả công bố công khai tại Cổng Dịch vụ công quốc gia đối với Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử cho thấy mức độ số hóa của tỉnh Bắc Giang ở nhóm cao trong cả nước. Cụ thể, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC toàn tỉnh đạt 90,26%; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 84,42%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa là 81,33%.
Trong kết quả đó có đóng góp quan trọng của Trung tâm PVHCC tỉnh và các sở, ngành tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC tại đây. Theo ông Nguyễn Văn Duẩn, Giám đốc Trung tâm, xác định việc số hóa hồ sơ đầu vào và kết quả giải quyết TTHC có ý nghĩa quan trọng, thời gian qua, Trung tâm tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung nhân lực. Tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC cho cán bộ, công chức, viên chức để nắm bắt quy trình và thao tác thực hành số hóa hồ sơ; cách thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cách đồng bộ hồ sơ sang phần mềm của bộ, ngành T.Ư trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. Ngoài ra, còn trang bị máy quét (scan), máy vi tính, hệ thống màn hình điện tử tra cứu TTHC…
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm tiếp nhận, xử lý khoảng 700 - 800 hồ sơ giao dịch cả trực tiếp và trực tuyến. Lượng hồ sơ lớn, thành phần của mỗi hồ sơ nhiều nên việc số hóa tốn thời gian. Nhằm giảm áp lực cho cán bộ một cửa, Trung tâm đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến. Nhờ đó, nhiều công dân đến giao dịch trực tiếp được Tổ công tác tuyên truyền dịch vụ công hỗ trợ hoàn thành gửi hồ sơ điện tử và dễ dàng thực hiện cho những lần sau tại nhà, không mất thời gian đi lại. Nhiều đơn vị có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cao như các Sở: Tư pháp, Giao thông - Vận tải, Công Thương...
Khai báo một lần, sử dụng suốt đời
Hiện nay, 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả hệ thống của các cấp chính quyền từ T.Ư đến địa phương. Bởi vậy, hồ sơ đầu vào, kết quả bản điện tử đều được lưu trữ trên kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại Cổng Dịch vụ công. Qua đó, góp phần cập nhật, làm giàu thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tạo điều kiện tái sử dụng các dữ liệu đã từng số hóa để giải quyết TTHC những lần sau. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận hơn 497 nghìn hồ sơ TTHC, trong đó 90% hồ sơ tiếp nhận trực tuyến.
Chị Nguyễn Hoàng Hà, ở phường Lê Lợi (TP Bắc Giang) cho biết: “Tôi đến Trung tâm PVHCC tỉnh làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe ô tô và được cán bộ hướng dẫn làm trực tuyến. Tôi rất bất ngờ khi một số thông tin cá nhân đã được lưu sẵn trên điện tử mà không phải khai lại. Hồ sơ hoàn thiện rất nhanh, không mất nhiều thời gian".
Theo các cán bộ làm việc tại Trung tâm PVHCC tỉnh, việc số hóa hồ sơ TTHC mang lại hiệu quả tích cực; kết quả số hóa hồ sơ được tái sử dụng giúp giảm giấy tờ, chi phí. Đơn cử như lĩnh vực của Sở Tư pháp, thông tin hộ tịch được số hóa nên khi công dân có yêu cầu cấp trích lục hộ tịch, cán bộ không mất thời gian tìm kiếm sổ hộ tịch gốc như trước, chỉ cần tra cứu trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Hay như lĩnh vực của Sở Công Thương, đa phần hồ sơ nộp trực tuyến, thành phần giấy tờ liên quan đã được quét lên hệ thống.
Để duy trì kết quả tích cực về số hóa hồ sơ, giải quyết TTHC, những tháng cuối năm 2024, Trung tâm PVHCC tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng kết quả giải quyết TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, bảo đảm để người dân và doanh nghiệp không cần cung cấp lại các kết quả đã được số hóa trên hệ thống. Đồng thời, nâng cấp trang thiết bị phục vụ mục tiêu chuyển đổi số và cải cách hành chính.
Tăng cường phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC và tái sử dụng kết quả giải quyết TTHC trên Cổng Dịch vụ công. Quá trình số hóa bảo đảm đầy đủ, chính xác dữ liệu của hồ sơ, giấy tờ. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến. Từng bước hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, góp phần đổi mới căn bản hoạt động quản lý, điều hành của bộ phận một cửa.
thudna
Chuyển đổi số ngành tư pháp: Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyển toàn quốc về chuyển đổi số
Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam
Trẻ em và mối hiểm họa khi tiếp xúc sớm với Chatbot AI
Ý nghĩa của các cuộc thi về chuyển đổi số
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế, khu vực