14:16 27/08/2024
Theo Tiến sỹ Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có thể chuyển đổi số thành công cần 2 yếu tố quyết định. Đó là sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực thực hiện của các cơ quan, địa phương, các chuyên gia để xây dựng hạ tầng công nghệ. Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đề án cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, Ban soạn thảo Đề án mong muốn được nghe các ý kiến, kiến nghị thực tiễn tại các địa phương, cơ sở để tiếp thu các ý chí, nguyện vọng chung của cán bộ, nhân dân các tỉnh, thành…
Tại Hội thảo, bà Đào Thị Phước Hạnh, Phó trưởng phòng Phổ biến - Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng) cho biết, Sở đã tham mưu UBND thành phố xây dựng Trang thông tin điện tử để phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin về pháp luật. Các quận, huyện, đơn vị cũng thành lập nhiều fanpage trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến, cung cấp thông tin pháp luật, với hàng trăm nghìn lượt người theo dõi. Các trang này đã góp phần thông tin, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước và phản bác, phản biện đối với các thông tin sai trái trên không gian mạng; lan tỏa thông tin tích cực đến cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố.Thời gian tới, Sở Tư pháp thành phố kiến nghị Bộ Tư pháp sớm hoàn thiện chính sách, thể chế nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, khuyến khích việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số. Đặc biệt, là cơ chế về kinh phí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chính sách xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật…Còn theo ông Trần Văn Trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Quốc tế Incom, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là xu hướng tất yếu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ông Trí đề xuất xây dựng hệ thống phần mềm trả lời tự động (Chatbot) kết hợp AI và dữ liệu văn bản luật nhằm tự động hóa quá trình làm việc, giảm tải cho các chuyên viên tư vấn. Tại mỗi cơ quan hành chính nên có 1 đến 2 máy tính phục vụ cho việc hỏi đáp/tra cứu tự động, người dân khi đến thực hiện thủ tục hành chính có thể tra cứu và làm theo hướng dẫn. Thông qua việc sử dụng AI, chính quyền có thể nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến pháp luật, giúp người dân tiếp cận và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.Các đại biểu dự Hội thảo cũng nêu nhiều đề xuất, ý kiến đáng chú ý như: Xây dựng các nền tảng đào tạo số, truyền thông số; triển khai tổng đài tư vấn pháp luật kết hợp các mạng viễn thông trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật… Các ý kiến đã được Ban soạn thảo Đề án ghi nhận, tiếp thu và nghiên cứu để hoàn thiện Đề án.Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch công tác của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2024, thời gian qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”.Theo Dự thảo Đề án, các mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2027 là: Xây dựng kho dữ liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng là nơi cung cấp thông tin pháp luật tập trung phục vụ nhu cầu của người dân; vận hành Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia; phấn đấu có ít nhất 60% trở lên người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp cận văn bản, quy định của pháp luật qua các ứng dụng công nghệ số…
thunga
Chuyển đổi số ngành tư pháp: Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyển toàn quốc về chuyển đổi số
Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới
Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam
Trẻ em và mối hiểm họa khi tiếp xúc sớm với Chatbot AI
Ý nghĩa của các cuộc thi về chuyển đổi số
Hội thảo rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 tại Thừa Thiên Huế
Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế, khu vực